4 cách nấu mủ trôm thanh mát tốt cho cơ thể

Mủ trôm là một trong những loại nước uống thơm ngon và mát lành được rất nhiều người ưa chuộng. Cách nấu mủ trôm là một câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người vì đây là món nước uống vừa bổ dưỡng vừa rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Việt Fresh khám phá ngay những công thức đơn giản và siêu nhanh để chế biến nước mủ trôm nhé.

Những thông tin về mủ trôm

Mủ trôm
Thông tin về mủ trôm

Mủ trôm là gì

Muốn biết cách làm mủ trôm trước hết bạn phải hiểu được nguyên liệu này là gì. Mủ trôm chính là nhựa từ cây trôm, được tiết ra từ các vết thương xuất hiện trên lớp vỏ. Loại cây này mọc nhiều ở khu vực nhiệt đới như các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Mủ trôm nguyên chất thường có màu trắng ngà hoặc trắng đục với dạng thanh dài hay cục tròn. Khi ngâm mủ trôm vào nước, chúng sẽ hấp thu nước và nở ra để tạo thành hỗn hợp sánh mịn và có độ nhớt.

Cách lấy mủ trôm

Sau khoảng 4-7 năm là có thể thu hoạch được mủ trôm. Để lấy được mủ trôm thì phải cạo đi vỏ cây rồi rạch dọc xuống thân cây hoặc đục lỗ xuyên qua thân tại nhiều vị trí. Tại đây, dịch trôm sẽ tiết ra, quanh các đường rạch hay lỗ sẽ có bao nilon để che chắn lại, giúp mủ không rơi xuống đất hoặc bị bụi bẩn. Đó là quy trình lấy mũ trôm tươi, khi lấy về người trồng sẽ họ sẽ phơi chúng từ 3 – 4 đợt nắng to.

Mủ trôm có tác dụng gì

mủ trôm và tác dụng
Mủ trôm rất tốt cho sức khỏe

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trong mủ trôm có chứa các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm, natri,… cùng các axit amin tốt choc ơ thể như như leucine, lysine hay phenylalanine,…Bên cạnh đó, trong nhựa cây trôm còn có đến 37% axit uronic hay còn gọi là đường phức. Dưới đây là một vài công dụng nổi bật àm mủ trôm mang lại cho sức khỏe con người

  • Bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào
  • Dùng mủ trôm là cách nhuận tràng từ nhiên, tốt cho hệ tiêu hóa
  • Bổ sung thêm nhiều chất xơ, mát gan và giải độc
  • Điều hòa và làm ổn định lượng đường trong máu
  • Giúp bạn ngủ ngon, sâu giấc và giảm căng thẳng
  • Hỗ trợ làm sáng da, ngăn căhn chậm quá trình lão hóa

Cách nấu mủ trôm sao cho đúng

nấu mủ trôm
Cách nấu mủ trôm ngon

 

Vì nhựa cây mủ trôm có tính trương nở rất cao nên bạn chỉ nên ngâm với tỷ lệ 5g mủ trong 1 lít nước, nước ngâm nên là nước đun sôi và để ở nhiệt độ phòng. Muốn đảm bảo vệ sinh thì bạn nên ngâm mủ trôm trong bình thủy tinh và có nắp đậy kín. Để loại mủ này có thể mềm và nở hoàn toàn, bạn cần ngâm trong khoảng từ 12 – 24 giờ. Mủ trôm sau khi ngâm, bạn hãy đổ ra rây để rửa lại cho sạch, không dùng hết thì nên cất vào hũ có nắp đậy và để trong tủ lạnh để bảo quản và dùng dần.

Những công thức nấu mủ trôm ngon và thanh mát

nước mủ trôm
Những món ngon từ mủ trôm

Cách nấu mủ trôm đường phèn và hạt é

mủ trôm hạt é
Cách nấu mủ trôm hạt é

Nguyên liệu

  • 1,2 muỗng dầu chuối
  • 10 g mủ trôm
  • 20 g hạt é

Cách thực hiện

Đường phèn sau khi đun nóng và để nguội thì bạn đổ mủ trôm đã ngâm vào. Để dậy mùi thơm thì cho thêm 2 – 3 giọt tinh dầu chuối lên trên sẽ khiến món ăn hấp dẫn hơn. Cuối cùng, để trang trí cho món nước này thì hãy cho một ít hạt é lên trên mủ trôm cùng với nước đường phèn. Chờ hạt é nở ra và thưởng thức. Mọi người cũng có thể ngâm hạt é riêng, vắt thêm một ít tắc hay chanh sẽ cảm nhận rõ vị ngon hơn.

Cách nấu mủ trôm hạt chia lá dứa

mủ trôm lá dứa
Mủ trôm hạt chia

 

Nguyên liệu

  • 10 g mủ trôm
  • 10 lá lá dứa
  • 20 g hạt chia
  • 2 muỗng canh đường phèn
  •  1 muỗng cà phê muối

Cách thực hiện

Ngâm mủ trôm từ đêm qua, lá dứa thì rửa sạch rồi bó thành 1 búi. Bắc một nồi nước 2 lít lên bếp, cho lá dứa cùng 1 muỗng cafe muối vào. Sau khi nước sôi thì đợi khoảng 10 phút cho nước nguội bớt và thêm 2 muỗng đường phèn vào khuấy đều. Cuối cùng là thêm hạt chia và mủ trôm đã ngâm vào khuấy lên. Đây là cách làm mủ trôm hạt chia rất được yêu thích vì nhanh gọn và đơn giản.

Mủ trôm sương sáo

mủ trôm sương sáo
Cách nấu mủ trôm sương sáo thanh mát

Nguyên liệu

  •  30 g mủ trôm
  • 50 g bột rau câu sương sáo
  • 30 g Hạt é
  • 300 g đường phèn

Cách thực hiện

Cách làm mủ trôm này cũng khá đơn giản và tiết kiệm thời gian. Bạn hãy rửa sạch mủ trôm rồi ngâm từ đêm hôm qua. Lấy 50 g hạt é ngâm trong 1 ít nước từ 15 – 20 phút. Cho 1 lít nước vào nồi cùng 100 g đường, đổ bột rau câu vào và khuấy đều lên để bột hòa tan với nước. Bạn chỉ cần ngâm từ 3-5 phút là sương sáo đã nở ra. Bắc sương sáo lên bếp, vừa nấu vừa khuấy đều cho sôi, hạ lửa nhỏ và nấu thêm 3 phút thì tắt bếp và đổ sương sáo ra tô, chờ đến khi đông lại.

Cho khoảng 200 g đường phèn vào nồi và đổ thêm 400 ml nước. Bật bếp lên để nấu cho đến khi đường tan hết ra thì tắt bếp và để nguội. Cắt sương sáo thành những miếng vừa ăn, trộn hạt é cùng với mũ trôm lại với nhau. Cho hỗn hợp này vào ly nước đường vừa nấu, thêm đá để nếm rõ vị ngọt mát. Cách nấu mủ trôm cùng sương sáo thật đơn giản phải không nào

Cách nấu mủ trôm nha đam

mủ trôm nha đam
Cách nấu mủ trôm nha đam

Nguyên liệu

  • 20 g mủ trôm
  • 1 nhánh nha đam tươi
  • 10 g hạt é
  • 100 g rong biển
  • 300 g đường phèn

Cách thực hiện

Cách ngâm mủ trôm là ngâm từ đêm qua và tiến hành ngâm hạt é với 200 ml nước. Hãy rửa sạch rong biển nhiều lần và đổ nước sôi vào chần trong 1 phút rồi để ráo. Nha đam sau khi mua về thì rửa sạch rồi cắt bỏ phần vỏ xanh, rửa nhiều lần lại với nước. Sau đó, bạn cắt thành hạt lựu, ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 10 phút, chần qua thạch nha đam với nước nóng và bỏ vào tô đá lạnh

Bắc nồi lên bếp và đổ thêm 1.5 lít nước vào cùng với 300 g đường phèn. Khi đường đã tan ra thì hãy tắt bếp và cho nha đam vào rồi để nguội hỗn này. Cuối cùng là thêm lần lượt nước hạt é với mủ trôm vào khuấy đều là bạn đã có ngay 1 ly nha đam mủ trôm thơm mát. Đây là cách làm mủ trôm siêu ngon và thanh mát, bạn sẽ cảm nhận được độ dai, giòn của mủ trôm cùng rong biển.

>> Xem thêm cách làm nha đam 

Những lưu ý về cách nấu mủ trôm

mủ trôm và các lưu ý
Những lưu ý về cách nấu mủ trôm

Những đối tượng không nên dùng mủ trôm

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người có khối u trong ruột vì mủ trôm sẽ làm lạnh ruột, khiến bệnh trở nặng
  • Người đang sử dụng thuốc để chữa bệnh

Mủ trôm để được bao lâu ?

Với mủ trôm khô mà chưa ngâm nở thì bạn hãy dựa vào ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì để biết mủ trôm để được bao lâu. Tuy nhiên, muốn biết cách nấu mủ trôm ngon, bạn nên sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Vì để càng lâu thì chất dinh dưỡng trong mủ trôm bị giảm dần. Mủ trôm ngon nhất là bảo quản trong ngày, có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản thêm 1 ngày.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về cách nấu mủ trôm ngon, thanh mát và bổ dưỡng cho cơ thể. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên bạn sẽ hiểu hơn về mủ trôm cũng như những món ngon được chế biến từ nguyên liệu này. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu có bất kì thắc mắc nào nhé. 

  • Công Ty Cổ Phần Việt Fresh International
  • Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 090 626 9190
  • Website: https://befresh.vn/
  • Gmail: info@thucphamviet.vn 
  • Fanpage: Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khỏe Việt

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart