Huyền sâm là gì? Đặc điểm và công dụng của huyền sâm

Huyền sâm là một vị thảo dược được dùng phổ biến trong y học cổ truyền nhưng lại bị mọi người nhầm lẫn với đẳng sâm. Dù thuộc chung một họ hàng nhưng huyền sâm mang trong mình nhiều đặc điểm và công dụng khác nhau. Đặc biệt là khả năng giải độc, chống viêm nhiễm, lở loét của vết thương. Để tìm hiểu rõ hơn về các tính chất của loài cây này thì hãy cùng Việt Fresh tham khảo các thông tin dưới đây. 

Tổng quan về huyền sâm

huyền sâm
Cây huyền sâm

Xuất hiện nhiều trong các bài thuốc trị bệnh nên việc nhầm lẫn giữa các loại sâm là không nên xảy ra. Để bảo vệ sự an toàn của sức khỏe cần nắm rõ các đặc tính của huyền sâm dưới đây. 

Huyền sâm là gì?

Huyền sâm là tên gọi ngắn gọn của rễ cây huyền sâm được sấy khô. Nó có màu đen nên mọi người cũng hay gọi huyền sâm là hắc sâm, nguyên sâm. Bên trong chứa nhiều thành phần dược tính và các chất hoá học như harpagid, scrophularin, phytosterol, tinh dầu, acid béo, chất đường.

Huyền sâm xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc và được Y học cổ truyền Việt Nam ứng dụng trong các bài thuốc đông y. Bộ phận quan trọng nhất của hắc sâm chính là rễ. Tại Việt Nam chúng phân bố nhiều tại các vùng nhiệt đới núi cao 1000 đến 1500 m và sinh trưởng mạnh vào mùa hè, huyền sâm có thể tự mọc khi quả rơi vào đất mà không cần sự chăm sóc từ con người. 

>> Tìm hiểu về đẳng sâm để phân biệt sự khác nhau

Đặc điểm sinh thái

Huyền sâm là loài cây mới xuất hiện tại nước ta, cho ra nguồn năng xuất cao khi sống ở miền núi. Ưa chuộng loại đất pha cát chứa nhiều mùn nên cách gieo trồng loại này không quá phức tạp, chỉ cần ngâm hạt giống và gieo thẳng vào đất. Nó phát triển nhanh trong môi trường có nhiều độ ẩm nên gieo xong không quên phủ thêm một lớp rơm

Sống nhiều năm với các đặc điểm dễ nhận biết:

  • Thân thảo, vuông cao 1 – 2m
  • Lá màu tím pha xanh, rìa lá lại có màu xanh nhạt và có răng cưa
  • Hoa xếp thành hình chùy tròn màu tím xám
  • Quả hình trứng dạng bẻ đôi chứa các hạt màu đen bên trong
  • Rễ dài 10 – 20cm với kích thước to mập, hơi cong mọc thành từng chùm. Vỏ màu trắng phủ bên ngoài rễ, mềm, hơi dẻo và mùi vị trông giống mùi đường cháy

Quy trình thu hoạch

Quy trình thu hoạch huyền sâm
Thu hoạch huyền sâm vào mùa đông

Ngoài loại sâm rừng tự nhiên thì đa số huyền sâm đều được con người nuôi trồng, do đó thời gian thu hoạch còn tùy thuộc vào từng địa phương. Loại này thuộc cây sống lâu năm nên tránh việc thu hoạch quá sớm cho đến khi cây đã già cỗi thì rễ mới chứa nhiều dưỡng chất. 

  • Thời gian thu hái sâm ở đồng bằng: tháng 7 – tháng 8 
  • Thời gian thu hái sâm miền núi: tháng 10 – tháng 11

Trong suốt quá trình lấy củ, con người sẽ sử dụng cuốc và đào nhẹ nhàng để tránh vỏ cũ bị trầy xước, rễ bị gãy làm mất chất

Phân loại

Dù họ hàng đa dạng nhưng loại sâm này có 3 loại chính , mỗi loại có một cách chế biến khác nhau, tuy nhiên về mục đích sử dụng và giá trị dinh dưỡng thì tương đương nhau. 

  • Thổ huyền sâm: Xuất xứ chính từ Tứ Xuyên (Trung Quốc), chỉ được trồng vào đầu mùa hè và tiến hành thu hoạch vào mùa thu.
  • Quảng huyền sâm: Nguồn gốc chính lại ở Triết Giang (Trung Quốc), là cây thân cỏ sống lâu năm và thời gian gieo trồng, thu hoạch gióng loại trên. Phủ khắp thân cây và lá là lớp lông nhung ngắn, lá khá dày, hoa mang màu tím đỏ nổi bật và bao phủ bên ngoài củ sâm là màu nâu xám.
  • Dã huyền sâm: Dù không được nuôi trồng và chỉ mọc hoang dại nhưng cũng được sử dụng như một vị thuốc đặc trị bệnh. Các đặc điểm tương tự như quảng huyền sâm nhưng khác một điểm là đuôi lá nhọn nhỏ, mặt lá nhẵn, thân cây không lông, hoa dài nhỏ và củ cũng khá gầy. 

Công dụng của cây huyền sâm 

Tác dụng của huyền sâm
Huyền sâm mang lại nhiều lợi ích

Huyền sâm đã được con người sử dụng từ rất lâu, khi chưa có các công nghệ nghiên cứu về đặc tính của nó thì cha ông đã dùng sâm như một phương pháp chữa bệnh hiệu quả trong dân gian. 

>> Tham khảo các tác dụng của đẳng sâm

Theo Y Học Hiện Đại

Sau khi trải qua hàng loạt cuộc nghiên cứu lớn nhỏ thì con người đã phát hiện có tới 162 hoạt chất dinh dưỡng khác nhau trong huyền sâm. Nhờ iridoids, iridoid glycoside, phenylpropanoid glycoside, axit hữu cơ, dầu bay hơi, terpenoid, saccharide, flavonoid, sterol và saponin tất cả các bộ phận đều được bảo vệ. Cụ thể, nâng cao chức năng hoạt động của tim mạch, hệ thần kinh, gan, chất chống oxy hoá còn ức chế sự sống của các tế bào tự do gây ung thư. 

Một số tác dụng của huyền sâm được giới khoa học công nhận: 

  • Tăng khả năng kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh
  • Giúp tăng huyết áp, chống xơ vữa động mạch
  • Thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các cơ quan
  • Điều chỉnh thân nhiệt, giúp cơ thể thích nghi với môi trường

Theo Y Học Cổ Truyền

Hầu hết trong các cuốn sách Đông y nổi tiếng thì huyền sâm được nhận định là loại thảo dược có vị đắng, ngọt, mặn, tính hàn quy vào kinh Tâm, Phế, Thận.

  • Đầu tiên là tác dụng giải khát, thải độc tố
  • Hạ thân nhiệt, trị chứng đổ mồ hôi, phát ban, nóng trong người
  • Một số hoạt chất chống táo bón, chảy máu cam, nổi viêm hạch và lao phổi
  • Chữa trị bệnh âm hư, viêm họng, bạch cầu, ôn dịch
  • Làm mát cơ thể hạn chế nguy cơ nổi mụn, đặc biệt là mụn nhọt
  • Hạn chế các biến chứng do sốt cao, lở loét vùng miệng

Hướng dẫn sử dụng sâm đúng cách

sử dụng sâm đúng cách
Dùng sâm đúng cách

Sơ chế

Vào mùa thu hoạch thường là mùa đông, khi lá đã rụng thì rễ được đào lên, tách riêng từ rễ và phân loại to nhỏ phù hợp. Sau đó bỏ sâm trên nong để phơi khô, trong quá trình phơi luôn chú ý đảo đều khoảng tầm 10 ngày thì đem đi ủ. Khi ủ phủ thêm một lớp rơm dày để tạo độ ẩm cần thiết thay đổi màu sâm từ trắng thành đen. Cuối cùng là lấy sâm được ủ đem sấy lại lần nữa cho đến khi khô là sử dụng.

Với số lượng nhiều mang sâm đi bảo quản, chế biến thành nhiều sản phẩm có thể để lâu như ngâm mật ong, ngâm rượu hoặc bỏ vào bình thuỷ tinh đậy kín nắp và tránh ánh nắng mặt trời. 

Liều dùng 

Rễ là bộ phận có tính chất dược liệu và là nơi tập trung hầu hết các nguồn dinh dưỡng nên nó được sử dụng để làm thuốc. Liều dùng rễ sâm không giống nhau còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe bản thân, độ tuổi và giới tính. Do đó để an toàn  thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Tỉ lệ cụ thể: 

  • Chiết xuất sâm dạng lỏng: 2-8 ml/ngày
  • Thuốc sắc: 2-8 g thuốc/ngày
  • Rượu thuốc: 2-4 ml/ngày

Một số tác dụng phụ của huyền sâm

tác dụng phụ của huyền sâm
Tác hại của cây huyền sâm

Một số cơ địa nhạy cảm hay bị dị ứng hoặc dùng sai cách, quá liều lượng thì loại thảo dược này sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng: 

  • Khó thở, làm chậm  nhịp tim, ngừng tim
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Đắng miệng, chán ăn, tiêu chảy
  • Phát ban, mẩn đỏ và ngứa ngáy

Đối tượng không nên sử dụng 

Uống thuốc bắc
huyền sâm phù hợp cho nhiều người
  • Bệnh nhân rối loạn tim mạch
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Trẻ em ở độ tuổi quá nhỏ
  • Người có cơ địa mẫn cảm

Thành phần kiêng kị với huyền sâm 

  • Thức ăn lạnh, món ăn có vị đắng như khổ qua
  • Thuốc trị bệnh tiểu đường
  • Thuốc chống loạn nhịp tim, ổn định đường huyết
  • Tương khắc với hoàng kỳ, lê lô, can khương, đại táo, sơn thù

Các bài thuốc chứa huyền sâm

Thuốc bắc
Bài thuốc chứa huyền sâm
  • Thuốc chữa độc: Huyền sâm, rượu, ngâm uống hàng ngày
  • Thuốc trị gân máu đỏ vào đồng tử: Tán huyền sâm thành bột, luộc chín gan heo. Sau đó chấm bột và ăn mỗi ngày
  • Bài thuốc sưng cổ họng: Tán nhỏ thử niêm tử và huyền sâm
  • Vị thuốc chống thương hàn: Cam thảo, thăng ma, huyền sâm mang đi sắc uống 
  • Trị bệnh lao: Nghiền nát cam tùng và sâm thành bột, pha chung một ít mật ong và ủ trong vòng 10 ngày để sử dụng
  • Thuốc giúp sáng mắt: Sắc huyền sâm, câu kỷ tử, cúc hoa, sài hồ, địa hoàng, bạch tật lê
  • Trị suy nhược: Ngưu bàng tử, bạch truật, sơn dược, kê nội, huyền sâm 
  • Bài thuốc phát ban:Thăng ma, huyền sâm, cam thảo
  • Trị bong tróc da tay: Huyền sâm, sinh địa
  • Thuốc chống táo bón: Huyền sâm, sinh địa, mạch môn
  • Trị đau họng: Thăng ma, đơn bì, sinh đại, bạch thược, huyền sâm, chi tử, cam thảo, bồ hoàng 
  • Vị thuốc trị chứng tổn thương âm dịch: Sừng trâu, huyền sâm, mạch đông, liên kiều, kim ngân hoa, lá tre non, đơn sâm 12g, sinh địa, hoàng liên, cam thảo và táo
  • Chữa bệnh viêm tắc động mạch: Ngưu tất, bạch giới tử, hoàng kỳ, đương quy, chế một dược, liên kiều, đơn sâm, kim ngân hoa, huyền sâm
  • Bài thuốc chữa chứng nổi mụn nhọt: Thổ phục linh, huyền sâm, sài đất mỗi vị từ, cam thảo 
  • Thuốc trị táo bón: Cỏ nhọ nồi, sinh địa, ngọc trúc, mạch môn, hoàng bá, huyền sâm, đan bì, tri mẫu vị, cam thảo

Địa chỉ mua sâm uy tín, chất lượng tốt

Mua huyền sâm
Địa chỉ mua uy tín

Nhu cầu sử dụng của con người ngày càng nhiều phát sinh hiện trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường. Để chọn được địa điểm uy tín thì không chỉ dựa vào giá cả mà còn chịu tác động từ nhiều yếu tố như nguyên liệu sử dụng, công nghệ sản xuất, số năm tuổi của sâm. Từ đó Việt Fresh được chọn là đơn vị chất lượng hàng đầu xứng đáng cho mọi người “ chọn mặt gửi vàng”. 

Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khỏe

  • Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 093 177 07 58
  • Website: https://befresh.vn/
  • Gmail: info.vietfreshinternational@gmail.com

Huyền sâm quả thật là một loại dược liệu quý hiếm có khả năng thanh nhiệt, giải độc, trị mụn,…thích hợp trở thành phương thức chữa bệnh tuyệt vời trong dân gian. Hy vọng với những thông tin vừa rồi sẽ giúp mọi người có thể tận dụng tối đa hiệu quả của nó. Đồng thời không quên kết hợp huyền sâm với nhiều vị thuốc đông y khác, tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart