Đẳng sâm có tác dụng gì lại được coi là thần dược

Sau khi nhận thấy được tầm quan trọng của sức khỏe thì con người đã dành nhiều thời gian hơn trong việc tìm hiểu và sử dụng những sản phẩm, nguyên liệu có lợi bổ sung vào cơ thể. Trong đó, đẳng sâm nhận được nhiều quan tâm và được xem là tiên đan của người nghèo. Thực tế thì đẳng sâm có tác dụng gì? Cùng Việt Fresh tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm thực vật của đẳng sâm

đẳng sâm
Hình ảnh đẳng sâm

Đẳng sâm được biết đến với cái tên khoa học là Campanumoea javanica Blume thuộc dòng họ Hoa chuông. Dù bản chất cây cỏ nhưng khả năng sống rất nhiều năm bằng việc bò trên mặt đất hoặc leo lên thân cây. 

  • Bộ phận quan trọng nhất và được con người sử dụng chính là rễ (củ). Loại rễ này có hình trụ, phình to, phân ra nhiều nhánh nhỏ, trên mình rễ có các vết như sẹo lồi, khi tươi có màu trắng và chuyển dần sang vàng khi được phơi khô. 
  • Cấu tạo thân của đẳng sâm cũng khá độc lạ với màu tím bắt mắt, quanh có nhiều lông, thường mọc lại thành từng cụm.
  • Hình dạng lá như trái tim, pha trộn hai màu xanh và vàng, có phần lông nhung trên bề mặt trên của lá
  • Hoá đẳng sâm rất đẹp với màu xanh nhạt dạng hình chuông, lúc sắp rụng chuyển sang màu vàng
  • Quả bị bổ đôi, nhìn vào sẽ thấy nhiều hạt màu nâu ở bên trong

Trong suốt giai đoạn sinh trưởng, chúng sẽ giữ nguyên trạng thái ban đầu, cho đến khi lá rụng, thân cây úa vàng thì mới được thu hoạch. Thông thường người ta sẽ bắt đầu thu hoạch vào mùa đông, khi hái họ thường tiến hành đào cả rễ sâu để không bỏ lỡ những giá trị dưỡng chất nào. 

Đẳng sâm có tác dụng gì?

Đẳng sâm có nhiều công dụng
Lợi ích của đẳng sâm

Theo giới đông y, đẳng sâm có vị ngọt, tính bình thích hợp cho việc giải khát, ích khí, trị chứng bệnh vàng da, thiếu máu, ra nhiều khí hư, sa tử cung. Ngoài ra còn tiêu đờm, chữa ho, hen suyễn, suy nhược, kém ăn. Dù vậy ban đầu nó vẫn chưa được giới tây y công nhận vì họ tin vào những kỹ thuật y tế hiện đại tiên tiến hơn. Mãi về sau qua những đánh giá trực tiếp từ người tiêu dùng và một số thí nghiệm, đẳng sâm dần được mọi người quan tâm nhiều hơn, và họ nhận thấy được nhiều lợi ích mà vị thảo dược quý này mang lại. 

Công dụng của đẳng sâm là giảm ho, bổ phổi 

Trong dân gian, nước sắc từ đẳng sâm được xem là phương pháp bí truyền chữa ho rất hiệu quả. Dựa vào khả năng nhuận phế hóa đờm, đây là nguyên liệu quan trọng dành cho người thường xuyên bị bệnh hô hấp như lao, phổi, viêm phế quản,…Nó giúp xoa dịu các cơn hen suyễn nhẹ, giảm triệu chứng ho dai dẳng, lâu ngày kể cả trường hợp bị khó thở. 

Tăng lượng sữa – tác dụng của đẳng sâm 

Một trong những đối tượng không nên dùng đẳng sâm đã được các bác sĩ khuyến cáo là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nó lại là tiên dược của các mẹ bỉm sau sinh vì công dụng đẳng sâm là kích thích ra nhiều sữa. Để đảm bảo cung cấp đủ nguồn sữa cần thiết cho bé, giúp bé phát triển thì nên kết hợp đảng sâm, cam thảo và đinh lăng. 

Trị bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện ngày càng nhiều. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh rất dễ gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Nếu bạn là người ăn nhiều đồ ngọt, đang có những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thì nên dùng ngay đẳng sâm. 

Tác dụng của đẳng sâm là giúp hạ đường huyết, giảm biến chứng của bệnh tiểu đường. Saponin còn hỗ trợ chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm. 

Đẳng sâm có tác dụng gì? Bảo vệ gan

Đẳng sâm có tác dụng gì?
Bảo vệ gan

Đẳng sâm có tác dụng gì? Thật thiếu sót khi bỏ qua tác dụng bảo vệ gan của lộ đảng sâm. Đối với bệnh nhân bị viêm gan do uống nhiều rượu bia thì loại thảo dược này có thể làm suy giảm các biến chứng nghiêm trọng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh gan mạn tính. 

Tăng cường trí não và bảo vệ xương khớp người già

Người lớn tuổi nên uống đẳng sâm thường xuyên vì khi kết hợp với bạch quả nó có thể tăng cường trí nhớ, duy trì độ minh mẫn. Không chỉ vậy đối với bạn trẻ hay bị áp lực bởi học tập, công việc thì đẳng sâm cũng là một vị thuốc hiệu quả hỗ trợ tăng cường não bộ, tránh căng thẳng. 

Đẳng sâm hỗ trợ làm đẹp da, dưỡng tóc chắc khỏe

Bên cạnh việc cải thiện sức khoẻ thì đảng sâm còn giúp ích cho quá trình làm đẹp da, dưỡng tóc chắc khoẻ. Dưới tác dụng bổ máu, tăng số lượng tế bào hồng cầu, điều hoà huyết áp,…làn da xanh xao, kém sắc dần trở nên tươi sáng và hồng hào hơn. 

Ngoài hoạt chất Saponin nổi tiếng, trong đẳng sâm không thiếu các chất chống oxy hoá. Nhờ vậy, chị em phụ nữ mới tránh khỏi tình trạng lão hoá sớm, xuất hiện nhiều nếp nhăn. 

Tác dụng của đẳng sâm làm giảm mệt mỏi

 

mệt mỏi
Đẳng sâm làm giảm mệt mỏi

Mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng dễ làm con người rơi vào chứng bệnh trầm cảm và các suy nghĩ tiêu cực. Để tránh các diễn biến xấu hơn của bệnh thì một cốc trà đẳng sâm vào buổi sáng sẽ giữ được tinh thần tỉnh táo, thuận lợi trong công việc, tập trung khi học tập. 

Bên cạnh đó không quên dành cho mình nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để giải toả tâm trạng. 

Tăng cường sức đề kháng, ổn định hệ miễn dịch

Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch không ổn định là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý trong cơ thể. Để có được một hệ miễn dịch tốt, đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn thì đẳng sâm là chọn lựa tuyệt vời. Khi được cơ thể hấp thu, nó tham gia vào quá trình sản sinh interferon – một thành phần chống lại virus. Từ đó, sức khoẻ của con người mới tốt hơn. 

Hỗ trợ tiêu hóa nhờ đẳng sâm 

Nếu đã bảo vệ gan, tim mạch, xương khớp thì hệ tiêu hoá cũng là một trong những bộ phận thu được nhiều lợi ích từ việc dùng đẳng sâm. Một số biến chứng mà tiêu hoá hay gặp vấn đề là nôn mửa, tiêu chảy, tá tràng, không quá nghiêm trọng nhưng nó mang lại cảm giác khó chịu và làm giảm chất lượng của cuộc sống. Hãy dùng đẳng sâm, những hoạt chất như saponin, insulin, glucose,…sẽ tạo ra hàng rào bảo vệ hệ tiêu hoá tránh khỏi sự tấn công từ các tác động xấu. 

Tổng hợp các bài thuốc sử dụng lộ đảng sâm 

Tổng hợp các bài thuốc
Thuốc sử dụng lộ đảng sâm

Ngoài các cách chế biến sử dụng trực tiếp đẳng sâm qua món ăn, nước uống tại nhà thì bạn cũng có thể điều trị bệnh bằng các bài thuốc đông y dưới đây. 

  • Bài thuốc bổ nguyên khí: sa sâm, đẳng sâm quế viên nhục
  • Bài thuốc trị tiêu chảy, trị khí hư: Chích kỳ, nhục khấu tương, bạch truật, phục linh, thăng ma nướng mật, gừng, đẳng sâm, gạo, sơn dược, chích thảo 
  • Vị thuốc chữa khí huyết: Chích hoàng kỳ, đường cát, long nhãn, đẳng sâm, bạch truật 
  • Thuốc chống suy nhược: Đẳng sâm, đường
  • Trị khó thở, mệt tim: Ngưu tất, đương quy, đẳng sâm, mạch môn và long nhãn 
  • Ngăn ngừa tiêu chảy, kém ăn: Bạch truật sao, đẳng sâm, ba kích và đương quy
  • Bài thuốc khắc phục thận hư: Cáp giới, trần bì, đẳng sâm, huyết giác, tiểu hồi và rượu
  • Chống xuất huyết tử cung: Đẳng sâm
  • Vị thuốc trị ho lao: Hoài sơn, cam thảo, khoản đông hoa, đẳng sâm, ý dĩ nhân và xa tiền tử
đẳng sâm là gì
Chú ý khi dùng đẳng sâm
  • Hỗ trợ bệnh nhân bị huyết áp: Vỏ con trai, đương quy, táo, phục linh, hoàng liên, đẳng sâm, sinh địa, trắc bá tử, mộc hương
  • Bài thuốc chữa lở loét: đẳng sâm và hoàng bá
  • Chống suy nhược thần kinh: đẳng sâm, ngũ vị tử, mạch môn
  • Khắc phục chứng nổi nhọt: Chích kỳ, cam thảo, đảng sâm, phục linh và bạch thược 

Những tác dụng mà đẳng sâm mang lại hoàn toàn có thể làm thay đổi tình trạng ốm yếu của sức khỏe. Đã là thuốc thì cần dùng theo sự chỉ dẫn từ bác sĩ. Do đó việc sử dụng đẳng sâm không được tuỳ tiện mà càn nhận được sự tư vấn từ người có kinh nghiệm và chuyên môn. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart