Cây hoa hồng là loài hoa được rất nhiều người yêu thích vì sở hữu vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm nồng nàn đặc trưng. Nếu bạn đang muốn trồng những bông hồng đầy sắc màu tỏa hương thơm ngát nhưng chưa biết cách chăm sóc thế nào thì đừng lo. Hãy cùng Việt Fresh khám phá những kì thuật trồng để loài cây này luôn nở hoa, phát triển khỏe mạnh nhé.
Những thông tin chung về cây hoa hồng
Giới thiệu về cây hoa hồng
Cây hoa hồng là loài thực vật có hoa thuộc dạng cây bụi hoặc cây leo và thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài cùng nhiều màu sắc đa dạng như trắng, vàng, đỏ,… Đây được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa vì sở hữu vẻ đẹp kiêu sa cùng hương thơm nổi bật, cả thân và cành đều có gai. Hoa hồng có thể dùng làm mứt, tinh dầu hoặc pha trà hoa hồng
Nguồn gốc của cây hoa hồng
Theo các bằng chứng hóa thạch thì loài hoa này đã tồn tại được 35 triệu năm, Trung Quốc là nơi bắt nguồn của hoa hồng với cách đây 5000 năm. Vào thời kỳ La Mã, loại hoa này được trồng nhiều ở vùng Trung Đông, được dùng làm nước hoa, nghiên cứu y học và dâng tặng thần linh. Hiện nay, giống cây này được trồng khắp mọi nơi được trải dài từ Châu Âu, Tây Nam Á sang các nước Châu Phi.
Đặc điểm của cây hoa hồng
- Lá mọc xen kẽ và có hình lông chim, ngoài ra còn có các lá chét hình bầu dục và có răng nhọn, xung quanh lá có nhiều răng cưa nhỏ. Tùy vào từng loại mà lá sẽ có màu xanh đậm hay nhạt, to hay nhỏ.
- Là hoa lưỡng tính, nhị đực và cái sẽ ở trên cùng một bông hoa, khi nở thì cánh sẽ mềm và có mùi hương thơm ngát với các màu sắc như đỏ, hồng, trắng, xanh.
- Rễ của hoa hồng thường sẽ là rễ chùm, độ phát triển của bộ rễ tương đối rộng, khi lớn thì rễ sẽ phân thành nhiều rễ phụ.
- Cây sinh trưởng tốt trong khí hậu ôn hoà, nhiệt độ từ 21 đến 24ºC. Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng sẽ tác động đến quá trình sinh trưởng cũng như thời điểm nở hoa. Cây ưa sống ở nơi đất màu mỡ, thoát nước tốt và tơi xốp.
Ý nghĩa của cây hoa hồng
Hoa hồng từ trước đến nay đều gắn liền cùng tình yêu mãnh liệt và nồng cháy. Từ xa xưa, những câu chuyện về thần thoại Hy Lạp thì cây hồng đỏ đã gắn liền với nữ thần tình yêu Venus. Mỗi màu hoa sẽ có một ý nghĩa khác nhau như hoa hồng trắng thì hay xuất hiện trong những ngày trọng đại, màu tím thì là sự thủy chung, son sắt. Bên cạnh đó, loài cây này còn là biểu tượng của sự giàu có, sinh sôi, nảy nở.
Các loại cây hoa hồng phổ biến
- Hoa hồng dạng leo: muốn trồng hoa này thì phải làm giàn để cho hồng leo, hoa có thể trỗ 1 hoặc nhiều lần trong 1 năm. Hoa thuộc dạng cây leo có sức phát triển vô cùng mạnh mẽ, vươn cao ít nhất là 2.5m trở lên.
- Hoa hồng dạng bụi: đây là những cây nhỏ, mọc từng chùm và có độ cao từ 40- 60 cm. Cây thường được trồng ở hàng rào, hoặc trong chậu
- Hoa hồng thân gỗ: có hình dáng vươn cao, thẳng đứng ở bên trên và có tán xòe rộng. Nếu trồng trong nhiều năm thì đường kinh cây có thể lên đến hàng chục cm
Cách trồng hoa hồng giúp cây phát triển tươi tốt
Dụng cụ và nguyên liệu
- Chậu cây
- Đất thịt trồng cây
- Phân hữu cơ.
- Mùn hữu cơ.
- Bột xương và bột máu khô
- Đá Perlite
Lựa giống cây phù hợp
Chọn giống cây hoa hồng phù hợp để trồng trong chậu là một điều vô cùng quan trọng mà bạn cần phải biết. Vì không phải loại hoa hồng nào cũng sẽ thích hợp để trồng. Có nhiều cách trồng hoa phổ biến như là từ hạt hay giâm cành hoặc tách bụi và có thể trồng từ những cây giống đã được ươm. Tuy nhiên để thuận tiện thì nên chọn những cây con đã được chủ vườn ươm sẵn.
Chọn hướng nắng
Bạn cần phải lựa chọn những có ánh nắng chiếu vào buổi sáng hoặc có nắng chiếu xuyên chiều, đừng chọn những nới nắng quá gắt hay thiếu ánh sáng. Nếu như trồng ở nơi râm mát, không đủ ánh sáng thì hoa sẽ không ra được, cây dễ mắc bệnh. nếu ra hoa cũng sẽ ra những bông hoa xấu, chất lượng kém.
>> Cây bìm bịp và những công dụng tuyệt vời
Làm đất trồng
Đất trồng phải lựa chọn kĩ vì cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng cây hoa hồng phát triển. Bạn hãy lựa đất có độ ẩm, tơi xốp và thoát nước tốt để nước tưới vào cây sẽ không bị ứ đọng lại. Điều này sẽ làm hư bộ rễ, trước khi trồng thì bạn nên sử dụng phân hữu cơ đã mục để lót lại dưới bầu cây. Khi trồng thì tay trái giữ cây, còn tay phải thì lấp đất nhẹ gốc, ấn tay nhẹ để cho cây đứng nhưng tránh làm đứt rễ.
Kỹ thuật trồng cây
Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu đã đủ thì bạn tiến hành các bước tiếp theo.
- Đầu tiên, bạn hãy lót dưới chậu một ít than hay sỏi để thoát nước được tốt hơn, tránh bị úng rễ, sau đó hãy cho các dưỡng chất vào cùng với đất, lấp đầy 2/3 chậu.
- Rồi bạn hãy khoét một lỗ với kích thước vừa so với bầu đất của cây và tiến hành đặt cây vào, thêm một lớp đất tầm 8/10 của chậu. Khi trồng, hãy sử dụng ngón tay để nhấn chặt nhằm không cho gốc bị lung lay khỏi đất.
- Rồi bạn đặt chậu vào nới thoáng mát khoảng từ 3-5 ngày, tưới ít nước thôi, chỉ cần cho đất có độ ẩm vừa phải. Rồi đem ra nắng và tưới nhiều nước hơn.
>> Xem thêm cách trồng nha đam tại nhà luôn tươi tốt
Cách chăm sóc hoa hồng đúng cách
Bón phân
Sau khi trồng cây hoa hồng khoảng được 3-5 ngày thì thêm phân bón để giúp bộ rễ phát triển tốt và hoa khi nở có màu sắc đẹp hơn. Sau 10-15 ngày khi cây đã ra rễ, có lá non thì bổ sung thêm loạinphân hạt Dynamic quanh gốc cây và tưới nước để giúp cây có thể hấp thu các dưỡng chất tốt nhất. Cứ mối tháng 1 lần là bón phân cho cây hoa hồng, nhưng đừng tưới phân lên hoa.
Tưới nước
Cây hoa hồng là loài cây ưa nước nên bạn cần bổ sung đều đặn lượng nước cho cây. Nếu lá bị vàng hay rụng thì đó là do cây đang bị thiếy nước. Buổi sáng bạn tưới bằng vòi phun nhẹ nhàng, nếu những ngày nắng gắt thì nên tưới vào lúc chiều mát. Đừng tưới quá muộn vì như vậy hoa vẫn còn ẩm dễ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Cắt tỉa cành
Khi cây hoa hồng phát triển tốt thì sẽ nhiều cành và nhánh xen lẫn nhau, do đó để cây phát triển tốt, bạn nên thường xuyên cắt bỏ những cành, lá hay hoa bị hư. Khi cắt bạn cần cắt bấm ngọn và thêm hai tầng lá nhằm tạo cho cây có điều kiện để đâm nhánh mới, mỗi nhánh là sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Phòng trừ sâu bệnh
Nếu cây hoa hồng được trồng ở những nới thiếu ánh sáng hay bạn tưới quá nhiều nước khiến cây ngập úng thì sẽ tạo ra môi trường ẩm, làm sinh ra các sâu bệnh gây hại. Sự tấn công của côn trùng hay các bệnh nấm là nguyên nhân chính làm cây suy cạn dần và chết.
Trên đây là cách trồng cây hoa hồng giúp cây luôn phát triển khỏe mạnh, ra hoa tươi tốt mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị độc giả. Sau những giờ làm việc mệt mỏi, được ngắm những đóa hoa hồng nở hương thơm ngát vì sẽ khiến bạn được thư thái hơn. Thú chơi hoa đầy tao nhã nhưng cũng rất cầu kì.