Quả sầu riêng là loại trái cây nhiều người yêu thích vì có mùi thơm và độ béo ngậy, bổ dưỡng. Nhưng chắc hẳn khá ít người biết kỹ thuật trồng sầu riêng để cây cho ra năng suất cao. Hãy cùng Việt Fresh khám phá ngay những bước trồng sầu riêng giúp cây phát triển tốt nhé.
Tổng quan về sầu riêng
Đặc điểm
Trước khi tìm hiểu về kỹ thuật trồng sầu riêng hãy cùng khám phá về loại quả đặc biệt này nhé. Sầu riêng có vỏ ngoài màu nâu sẫm, có gia và vỏ trong màu trắng chứa thịt sầu màu vàng, mềm mịn và khá ngọt cùng mùi thơm đặc trưng. Thịt từ quả sầu riêng còn được dùng nhiều trong các món ăn như trà sữa, chè, kem, xôi, các loại bánh ngọt,…
Đây là loại cây thân gỗ khá cao lớn, từ 20 đến 30m và sở hữu những tán lá thưa. Hoa của loại cây này thường mọc ở trên cành cây và mọc thành từng chùm chứa từ 1 đến 15 hoa. Cũng giống như quả sầu, hoa của sầu riêng cũng có mùi khá thơm nồng.
Phân bố
Những ký thuật trồng sầu riêng sẽ khác nhau tùy vào khu vực nó phân bố. Đây là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu ngập nước và đạt năng suất cao khi trồng trên đất phù sa, bazan. Sầu riêng là một loại trái cây cực ngon và phổ biến tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Tại nước ta, nó sẽ ở Đông Nam Bộ, và các tỉnh Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long
Tác dụng của sầu riêng
Trong mỗi quả sầu riêng có khá nhiều vitamin C, A cũng như các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm cho bạn đỡ căng thẳng, nó cung cấp năng lượng cho bạn. Ngoài ra, tác dụng của sầu riêng còn giúp giảm táo bón cũng như cân bằng các vi khuẩn đường ruột. Sầu riêng cũng giúp cho làn da trở nên trắng sáng và ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm
Các loại sầu riêng phổ biến
- Sầu riêng Ri6: cơm khá dày, hạt lép vị ngọt vừa phải không quá gắt
- Sầu riêng Gò Công: vỏ mỏng, thịt dày, thơm và ngọt
- Sầu riêng Thái: Cơm rất dày, vị ngọt thanh và có độ béo vừa phải
- Sầu riêng chuồng bò: ngoại hình không đẹp nhưng lại vô cùng thơm và béo ngậy
- Sầu riêng Cái Mơn: quả không quá lớn nhưng vị lại cực đậm đà
- Sầu riêng Musang King: Múi sầu to, hương vị vô cùng thượng hạng
Kỹ thuật trồng sầu riêng giúp cây ra trái quanh năm
Kỹ thuật trồng sầu riêng bằng cách nhân giống
Với những kỹ thuật trồng sầu riêng khác nhau sẽ tùy vào việc bạn chọn cách thức nhân giống nào.Hãy cung tham khảo ngay kỹ thuật nhân giống nhé
- Bằng phương pháp hữu tính: Chọn những hạt sầu to, không sâu bệnh rồi ươm vào bầu đất hoặc là gieo thằng xuống dưới đất trồng. Nhưng phương pháp này sẽ có cho thời gian thu hoạch khá muộn tầm từ 8-9 năm
- Phương pháp vô tính: Đây là cách ghép cành chữ U và chữ T. Khứa thành hình chữ U ở trên gốc ghép. Sau đó cắt lại 1 mắt ghép trên cây mẹ sao cho bằng với phần đã cắt ở gốc ghép. Rồi đặt phần mắt ghép lên trên gốc ghép và dùng ni lông quấn quanh mắt ghép lại cho chặt
- Tháp cành: Gồm có tháp nêm và tháp ngọn.Dùng gốc tháp có độ tuổi từ 3 – 5 tháng tuổi, đường kính phần thân khoảng 4 – 5cm. Cành ghép là những cành còn xanh non
- Chiết cành: Đây là cách tách những cành non có núm gốc ra khỏi cây mẹ và trồng lại vào đất để phát triển thành cây mới. Dễ dàng thực hiện và năng suất cao
Thời vụ trồng
Tùy vào các loại sầu riêng mà sẽ có thời vụ trồng không giống nhau. Thời điểm trồng sầu riêng tốt nhất là vào mùa mưa, từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Nhưng nếu bạn có thể chủ động tưới nước thì bạn trồng vào bất kỳ thời điểm nào cũng được. Nhưng cũng không được trồng vào mùa mua lớn, bão lũ vì lúc ấy cây sẽ bị chết do nghẹt rễ và chậm phát triển.
Mật độ cây trồng
Khoảng cách cây cũng là điều bạn cần quan tâm nếu muốn hiểu rõ về kỹ thuật trồng sầu riêng. Hãy trồng cây với độ thông thoáng cao, tránh mật độ quá dày vì như vậy sầu riêng sẽ không có thể đón đủ lượng ánh sáng để sinh trưởng. Đối với đất đỏ bazan thì khoảng cách nên là 100 cây/ha, tương ứng với 10mx10m/cây. Còn nếu trồng trên đất xám thì là 125 cây/ha cỡ 8mx10m/cây.
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng là bước đầu quan trọng trong kỹ thuật trồng sầu riêng. Bạn phải chủ động tưới nước để cây có đủ độ ẩm vào mùa khô nhưng cũng thoát nước tốt vào mùa mưa. Loại cây này sinh trưởng ở trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên chọn đất độ pH từ 4,5 đến 6,5 là tốt nhất. Độ dốc đừng vượt quá 300 và nên trồng ở những nơi gần nguồn nước. Khi cây nở hoa thì chúng cần độ ẩm từ 50-60%
Kỹ thuật trồng sầu riêng
- Bước 1: Ở trong hố đất, hãy xới phân từ trên xuống dưới, từ bên ngoài vào trong nhằm cho phân được đều khắp hố đất Tùy theo kích thước của bầu đất mà đặt cây sầu riêng vào đó cho phù hợp
- Bước 2: Ở giữa hố trồng, hãy đào một lỗ đất sâu cỡ 20 cm, với đường kính rộng hơn bầu ươm khoảng 1-2 cm. Sau đó, cắt bỏ những rễ thừa, rễ cong queo đi. Cẩn thận rạch một đường dài dọc theo chiều dài của bầu.
- Bước 3: Kỹ thuật trồng sầu riêng ở bước này cũng khá quan trọng. Đặt bầu cây vào trong hố trồng và để mặt bầu cao hơn miệng hố 2-3 cm. Sau đó cẩn thận tách phần vỏ bầu đi nhưng thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ
- Bước 4: Dùng đất đắp mô và nén chúng cho chặt, lớp đất ở bên ngoài phải thấp hơn miệng bầu cỡ từ 1-2m để nước không bị đọng lại ở rễ trong quá trình tưới.
- Bước 5: Cắm cọc để giữ cây, có thể dùng cọc làm từ tre, nứa, gỗ với chiều dài khoảng 1-2m, đường kính 2-3 cm Hãy cung cấp độ ẩm cho cây bằng cách tưới nước sau khi trồng, tưới 1 lượng vừa đủ, tránh quá nhiều
- Bước 6: Bạn có thể dùng lá chuối, các loại lá cây khác hoặc lá dừa khô… để che nắng cho cây và dùng lá cay khô, rơm, rải quanh gốc cây
>> Cách trồng nấm rơm cho năng suất kinh tế cao
Gió, ánh sáng
Vì đây là cây có rễ cọc đâm sâu vào đất nên cực ít rễ nhánh do dó dễ bị lật, bật gốc khi mà có gió to. Do vậy nên trong quá trình trồng hãy che chắn gió cẩn thận tránh cây bị hư hại. Khi còn là cây con thì chúng ưa râm mát và không cần quá nhiều ánh sáng. Nhưng khi vào độ tuổi trường thành cây lại cần nhiều ánh sáng để quang hợp trao đổi chất tốt hơn.
Nguồn dinh dưỡng cho cây
Muốn cây đạt năng suất cao bạn còn phải bổ sung các chất dinh nhưng cho cây như phân bón,… Khi cây còn nhỏ bạn cần bỏ nhiều đạm để cây có cơ hội phát triển tốt hơn. Khi cây sắp ra hoa thì nó lại cần nhiều chất như Kali. Và muốn quả chín có vị ngọt, thơm bạn cũng cần thêm kali vào cho cây. Bên cạnh đó, bạn cần có kiến thức về các loại phân vô cơ, phân hữu cơ để cây đạt điều kiện tốt nhất.
Những kỹ thuật chăm sóc sầu riêng
Sau khi đã tìm hiểu về kỹ thuật trồng sầu riêng thì việc chăm sóc chúng cũng cực kì quan trọng. Hãy đảm bảo cách chăm sóc của bạn để cây có đủ điều kiện sinh trường và phát triển tốt nhé.
Bón phân
Hàng năm thì bạn đều phải bổ sung cỡ 4-5 kg lượng phân hữu cơ vi sinh cho cây. Trước khi mà cây cho ra hoa thì cỡ từ 30- 40 ngày thì hãy dùng phân vô cơ với hàm lượng lân cao để kích thích quá trình ra hoa nhanh hơn. Đến giai đoạn đậu trái thì cây cần các loại phân bón lá trung vi lượng để cho ra sản phẩm có chất lượng cao. Khi đã thu hoạch thì bạn cũng cần bón phân chuồng hoai cho sầu riêng
>> Kỹ thuật trồng cây hoa hồng ra hoa thơm ngát
Tỉa cành, tạo tán cây
Đây là một kỹ thuật trồng cây sầu riêng mà bạn cần phải biết. Trong vòng từ 6-8 tháng đầu thì hãy loại bỏ bớt những cành ốm yếu hay bị sau bệnh đi. Khi cây từ 2m trở lên là lúc bạn phải định hình cho cây để nó có bộ tán cân đối. Vào mùa mưa cũng nên chú ý cắt tỉa bớt cành tránh cho cây bị gãy, đổ. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tỉa bớt những bông hoa, quả sầu bị hư hại, không phát triển tiếp được.
Loại bỏ sâu hại
Muốn quả sầu chín đều, múi to, dày thịt và có độ thơm ngon thì khi trồng sầu riêng đặc biệt cần quan tâm đến việc loại bỏ sâu bọ, cỏ rác xung quanh cây. Những loại sâu gây hại thường thấy như là rầy phấn, sâu đục thân, đục cành, nhện đỏ,.. Do vậy mà bạn nên loại bỏ các loại cây dại, sâu bệnh nhằm tránh chúng ăn mất các dưỡng chất của sầu riêng.
Thu hoạch
Tùy vào loại quả sầu riêng mà thời gian thu hoạch của từng cây sẽ khác nhau. Và thời gian thu hoạch quả thường sẽ kéo dài trong vòng từ 15 đến 17 tuần vào đợt cây nở hoa. Nhưng bạn nên để sầu chín rụng tự nhiên thì thịt sầu riêng lúc ấy sẽ có vị ngọt đậm, thơm ngon vô cùng.
Trên đây là những kỹ thuật trồng sầu riêng vô cùng đơn giản, giúp cây cho năng suất cao mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý độc giả. Tuy nhiên, bạn cũng nên quan tâm đến phương thức trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ nhằm phát triển nông nghiệp bền vững và cây cho ra trái chất lượng hơn